Điểm nổi bật Cao nguyên Arabia

Ảnh hồng ngoại của THEMIS cho thấy miệng núi Eden (giữa ảnh), một trong những khu vực tập trung nhiều lòng chảo núi lửa ở cao nguyên Arabia và lân cận.Dải băng ở miệng núi Oxus, một hõm chảo núi lửa thuộc cao nguyên Arabia. Các vết nứt hình vỏ sò chạy dọc theo các gai của hõm chảo có khả năng là vết nứt do sự giãn nở và co lại của băng.

Cao nguyên Arabia có nhiều kiểu địa hình thú vị. Ở vùng này có nhiều hố va chạm dạng bệ đỡ, là những hố va chạm mà địa hình quanh nó tương đối bằng phẳng để rồi khi kết thúc sẽ tạo thành một vách núi thẳng đứng, trông như những bệ đỡ tượng.[2] Các gò đất bằng phẳng quanh hố va chạm có nhiều lớp, có thể được hình thành trong lúc núi lửa hoạt động, do gió hoặc do lắng đọng dưới nước.[3][4]

Các vệt dốc tối được quan sát thấy ở lưu vực Tikhonravov, một hố va chạm lớn bị xói mòn. Các vệt này xuất hiện trên sườn dốc và thay đổi dần theo thời gian. Lúc đầu, chúng có màu sẫm, sau đó chuyển sang màu sáng hơn, có thể là do sự lắng đọng của bụi mịn sáng màu từ khí quyển.[5] Theo các nhà khoa học, những vệt này có thể được hình thành do bụi lăn xuống dốc, tương tự như tuyết lở ở Trái Đất.[6]